Dốc hết trái tim

w620h405f1c1-files-articles-2015-1087826-doc-het-trai-tim-out

Thoạt nhìn vẻ bề ngoài, có thể bạn sẽ nghĩ đây là một cuốn sách về tình yêu, mà cũng đúng là về tình yêu thật sự. Một tình yêu dành cho cà phê, dành cho công ty do chính tác giả gây dựng. Một triết lý kinh doanh, triết lý làm cà phê với sự am hiểu sâu sắc cũng như mong muốn mang lại cho khách hàng sự phục vụ và chất lượng tốt nhất.

Đây là cuốn sách đầu tiên tôi đọc bằng Kindle, và là cuốn sách đầu tiên khi tôi bắt đầu thiết lập lại thói quen đọc sách vào năm 2011. Ban đầu suy nghĩ của tôi là hy vọng sẽ tìm được gì đó hay ho như là start-up hoặc quản trị kinh doanh từ quyển sách này. Nhưng hoàn toàn trái lại với kỳ vọng đó, “Dốc hết trái tim” mở ra cho tôi một cái nhìn mới mẻ mà bấy lâu nay tôi không hay biết về cà phê. Lịch sử của Starbucks, Coffee Beans and Tea Leafs cũng như sự khác biệt của các loại hạt cà phê arabica / robusta.

Cuốn sách bắt đầu bằng chuyến phiêu lưu của Howard, người mà sau này là CEO của Starbucks, bằng tình yêu và những trải nghiệm nhằm thỏa mãn sự đam mê của ông về cà phê, về những người pha chế và với thức uống đặc trưng hương vị Italy: đó là espresso. Với Howard, espresso là một nghệ thuật, từ việc xay cà phê, cho tới việc pha chế để tạo ra mùi vị cũng như lớp crema (lớp bọt màu vàng khi bạn pha chế espresso) nổi tiếng ngày nay.

Các chương tiếp theo giúp người đọc phân biệt sự khác nhau về cách gieo trồng, sản xuất của 2 loại cà phê chính trên thế giới: cà phê thượng hạng arabica (cà phê chè) / và cà phê robusta (hay còn gọi là cà phê vối). Qua đó tôi mới hiểu tại sao arabica là loại cà phê khó trồng và đắt tiền đến thế. Cũng nhờ đó mà tôi biết thêm rằng Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê có thứ hạng, nhưng 97% loại cà phê của chúng ta là robusta mà thôi.

After-Refine-01-770x545

Quyển sách khá dày và Starbucks qua đó được thuật lại như một cuộc hành trình. Starbucks từ chỗ chỉ là nhà cung cấp cà phê rang xay cho Coffee Beans đã chuyển mình thành một nhà bán lẻ cà phê với những thức uống linh hoạt như latte, cappuccino, frappuccino, v.v… Bên cạnh đó, mặc dù nội dung cuốn sách hơi.. cũ (vì Howard viết nó từ trước 2005) nhưng cũng có một số trải nghiệm hay ho mà tôi chưa thấy các công ty cà phê học tập:

  • Lọc nước để loại bỏ / giảm bớt độ cứng trong nước, qua đó chất lượng espresso sẽ ngon hơn. (Thực ra theo tôi thấy nước nhiều kiềm hay flo sẽ ảnh hưởng lớn, vì cà phê có cấu trúc hóa học rất dễ biến đổi với môi trường)
  • Sử dụng nhạc ba rốc (baroque music) trong quán cà phê tạo sự êm ái, thư giãn cho khách hàng. Bây giờ tôi để ý đôi lúc nhạc của Starbucks có khác đi, nhưng nhìn chung vẫn nhất quán.
  • Gọi nhân viên pha chế là “đối tác”, là người truyền cảm hứng từ hạt cà phê tới tâm hồn của người thưởng thức.
  • Xây dựng quán cà phê là điểm đến thứ 3 sau văn phòng công ty và nhà riêng.
  • Không chấp nhận franchise để giữ chất lượng và văn hóa.
  • .v.v..
Pour-your-heart-into-it

Để thay đổi văn hóa uống cà phê, khẩu vị, bạn cần có một thời gian dài làm quen và thích nghi dần với cái mới.

Cá nhân tôi khi chuyển sang uống arabica thuần túy, tôi cũng phải bỏ thói quen uống cà phê sữa (hay còn gọi là “nâu đá”) của mình để dần cảm nhận được vị (body) của cà phê arabica nguyên chất. Cụ thể hơn, tôi chuyển sang uống espresso hoặc americano all ice (nghĩa là espresso cho đá vào, nhưng không cho thêm nước lọc) để tasting tốt hơn với cà phê.

Hai năm trải nghiệm khiến tôi hiểu cà phê hơn, hiểu rằng cà phê không phải sánh mịn hay đặc quánh như tôi vấn tưởng vậy 10 năm trước đây. Cà phê arabica, nếu không pha trộn tạp lẫn, nó trong veo màu hổ phách, hàm lượng cafein thấp vị đắng dịu dàng, chua thanh, hương thảo mộc và ngọt về sau.

Bạn có muốn thử không?

3 comments

  1. Share bài này cho starbucksvn thôi keke

  2. Anh đọc bản tiếng Anh hay tiếng Việt thế anh?

    1. binhtruong · · Reply

      Bản tiếng Việt em nhé

Leave a Reply

Discover more from Seed to my soul

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading