Da Lat coffee, sản phẩm mới từ Starbucks

Hôm nay, mùng 4 tháng 1 năm 2016, Starbucks chính thức cho ra mắt sản phẩm cà phê arabica Đà Lạt, Việt Nam. Từ trước khi giới thiệu sản phẩm này tại thị trường Việt Nam, Starbucks đã đưa cà phê Đà Lạt vào hệ thống sản phẩm cao cấp, gọi là Starbucks reserve, từ cuối năm 2015 và bán tại các cửa hàng Starbucks Reserve® tại Mỹ và các nước phát triển (hay còn gọi là Starbucks Roastery). Chính vì vậy mà khi chào bán tại Việt Nam, toàn bộ bao bì của cà phê Đà Lạt được đóng gói với thương hiệu reserve rất đặc trưng.

Set cà phê Đà Lạt của Starbucks - Processed with VSCOcam with j2 preset
Set cà phê Đà Lạt của Starbucks

Cũng giống như các dòng cà phê khác, mỗi khi cho ra mắt một sản phẩm mới, Starbucks thường xây dựng cho sản phẩm đó một câu chuyện riêng với lời kể hấp dẫn mang tính lịch sử vùng miền. Điều này một phần là nhờ những nhà marketing bậc thầy của hãng với kỹ năng story telling, và một phần là quá trình tìm hiểu, thu mua cũng như rang những hạt cà phê đó. Ngoài việc giới thiệu ngắn gọn trên website của mình, Starbucks cũng kể lại một quá trình tìm hiểu, lựa chọn của các chuyên gia cà phê cũng như cảm nhận của họ với những mẫu thử nghiệm.

“Vietnam Da Lat has a bright refreshing acidity highlighting kola nut, toffee, and vanilla. It is excellent as espresso, brewed coffee, or even cold brew.” – Leslie Wolford – Starbuck’s senior coffee specialist

Thông điệp vì cộng đồng - Processed with VSCOcam with j2 preset
Câu chuyện của cà phê Đà Lạt

Bên cạnh đó, mặc dù được lựa chọn và thu mua ở Việt Nam, nhưng toàn bộ quá trình chế biến và rang vẫn được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn tại nhà máy của Starbucks tại Seattle, Mỹ và không hề pha trộn với loại hạt cà phê khác. Vì vậy, cà phê Đà Lạt được giữ đúng hương vị nguyên bản, giống như các dòng single origin khác.

Chế biến và rang tại Seattle, Mỹ - Processed with VSCOcam with j2 preset
Chế biến và rang tại Seattle, Mỹ

Với sản phẩm cà phê Đà Lạt cho thị trường Việt Nam lần này, Starbucks cũng thể hiện cam kết trên bao bì việc trích 10.000 VNĐ (mười ngàn đồng) vào quĩ hỗ trợ trẻ em Christina Noble.

Processed with VSCOcam with j2 preset
Thẻ cà phê Starbucks reserved Vietnam Dalat

Quay trở lại với sản phẩm cà phê, ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, Seed to my soul đã mua hai gói và lập tức tiến hành thử nghiệm tasting trên dòng cà phê này. Và sau đây là cảm nhận ghi chép được với phương pháp pha chế French press, thời gian ủ 5 phút, nhiệt độ nước 75oC.

Cảm nhận mùi hương trên hạt cà phê chưa xay:

  • Thơm ngậy và đậm đà
  • Chua cherry
  • Mùi đặc trưng cocoa, chocolate (tôi không rõ lắm về vị kola nên không so sánh được vào lúc này)

Hạt lấy ra từ túi đựng bóng nhẫy và có mảng ướt, nhưng khi vuốt qua thì mảng ướt này bóng lên giống như dính bơ (nhưng không phải rang với bơ). Khi xay bằng dụng cụ Porlex, mùi thơm của bơ toát ra khá giống với các loại hạt arabica khác.

Processed with VSCOcam with j2 preset
Những hạt cà phê Starbucks Vietnam Dalat

Cupping với French press, xay bằng Porlex cỡ mịn 70% và uống khi còn nóng cho ra vị như sau:

  • Body: đậm và đắng nhẹ, không có vị chát.
  • Instense smoke: vị khói nhẹ, chỉ khoảng 10%
  • Smell: Hương vị ngậy khi uống nóng, mùi hạt cocoa nhẹ
  • Sweetness: ngọt ngay khi vào vòm họng, đọng lại vị khói và ngọt dịu sau khi uống.

Ngoài ra, pha bằng French press cỡ 2 cups cảm nhận rõ ràng hơn khi tasting bằng pha máy tại cửa hàng Starbucks. Thêm vào đó, khi để nguội, cà phê có vị đậm đà rõ rệt hơn các loại arabica khác, độ đắng nhẹ và không đổi, độ đậm và ngọt trội lên nhưng không hề xuất hiện vị chua hoặc chát.

Theo chuyên gia cà phê của Starbucks nhận định thì cà phê Đà Lạt phù hợp và ngon đối với cả cách thức pha chế espresso hoặc uống lạnh. Để kiểm nghiệm điều này, tôi sẽ tiến hành cupping trong những ngày sắp tới và đưa ra cái nhìn khách quan hơn. Tuy nhiên, cảm nhận ban đầu của tôi là: ngon, đậm đà (very very full body) và cái nét đậm của cà phê Đà Lạt chính là điểm khác biệt với các dòng arabica khác.

Trên thực tế, cà phê chè Cầu Đất có nhân màu cẩm thạch, hương vị chua chua rất ngon. Thổ nhưỡng, khí hậu cao nguyên quanh năm sương mù đã nuôi dưỡng cây và mang lại những hạt cà phê mang hương vị cao nguyên đặc trưng. – VTV.vn

Có một số nguồn và người đam mê cà phê Việt Nam nói rằng, Starbucks đã thu mua cà phê nguyên liệu từ vùng đất có cà phê ngon nhất Đà Lạt, đó là ở Cầu Đất, Lâm Đồng. Cà phê arabica ở đây còn có tên gọi phổ thông là cà phê chè Cầu Đất. Tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn và chia sẻ trong các bài viết sắp tới.

Hà Nội, 4/1/2016

Ghi chú:

8 comments

  1. Hí hí hay quá, ảnh đẹp nữa ☕️

  2. […] Trinh and I were in the Hill station Da Lat for three nights. Hill stations are cooler mountainous towns that were popular with colonialists as “hygienic” places without the drudge of the tropics. Da Lat is one of the growing locations for Starbucks’ coffee, so you can share in this experience … […]

  3. […] Nếu bạn còn nhớ, cách đây 2 năm, cà phê Đà Lạt (Cầu Đất, Lâm Đồng), sau một thời gian đánh giá, chờ đợi rất dài đã […]

  4. […] như lần thử nghiệm với dòng cà phê Đà Lạt, khi pha chế và nếm thử Hacienda Alsacia, tôi lựa chọn French press như một giải […]

  5. Tự thấy bây giờ chụp khá hơn rồi, tuy vậy vẫn filter J2

    1. binhtruong · · Reply

      =))) practices make skill better

      1. Chồng nhớ mang em Dell về đào tạo vợ Lightroom đi nhoé.

  6. […] Nếu bạn còn nhớ, cách đây 2 năm, cà phê Đà Lạt (Cầu Đất, Lâm Đồng), sau một thời gian đánh giá, chờ đợi rất dài đã […]

Leave a Reply

Discover more from Seed to my soul

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading